Vòng tròn tội lỗi (Trên cả kinh sợ)
Một bộ phim mới nhất của đạo diễn Kim Ki Duk và cũng là bộ phim gây sốc nhất của đạo diễn này từ trước đến nay. Ở đó, nó thể hiện nỗi đau, sự sợ hãi, tuyệt vọng, kinh sợ, kinh tởm, dục vọng, ăn năn, hối hận, lệch lạc … hầu như tất cả các cảm xúc tiêu cực mà còn người có thể có được. Và thậm chí, đa số người xem sẽ tắt ngay phim sau khi xem được 10 phút, vì nó quá gớm ghiếc.
Bộ phim bắt đầu bằng sự việc người cha ngoại tình, người mẹ phát hiện, điên cuồng trong cơn ghen, nửa đêm cầm dao thiến dương vật của người cha (cái này thì cũng không phải chuyện gì lạ), nhưng khi hành động thì bị phát hiện, không thực hiện được. Sự trả thù tăng cao lên đỉnh điểm khi người mẹ thay vì thiến người cha, lại quay qua thiến người con trai, một hành động chứng tỏ sự căm ghét tột độ với người chồng. Không chỉ có vậy, người mẹ còn bỏ vào miệng nhai luôn cái thứ mình vừa cắt ra đó. Xem tới đây liệu bạn có muốn xem tiếp nữa không nhỉ?
Ở bộ phim này, ta có thể nhận ra thủ pháp chính của đạo diễn đó chính là hiệu ứng vòng lặp. Mọi thứ đều được xoay vòng, cái đầu cắn vào cái đuôi, giống như hình ảnh của poster do chính tay đạo diễn vẽ, một con rắn quay đầu cắn chính cái đuôi của nó.
Vòng lặp nhân tình
Đây chính là điều trớ trêu, khi nhân tình của người cha, sau biến cố đó lại trở thành nhân tình của người con và người con lúc này đã bị thiến. Rồi sau đó lại trở thành nhân tình của kẻ đã hãm hiếp mình. Cuộc đời quả là thích trêu ngươi.
Một điều nữa không biết có phải là chủ ý của đạo diễn hay không mà vai diễn người mẹ và nhân tình đều do một người đóng (haiz, coi đến cuối mới phát hiện ra, do nhận thấy … bộ ngực đẹp giống nhau).
Vòng lặp “của quí”
Cảnh thiến trong phim xuất hiện đến 3 lần, lần đầu là người mẹ cắt của người con, sau đó người con lập mưu cho nhân tình thiến của kẻ hãm hiếp cô, rồi sau đó lại đến lượt người cha cầm dao định cắt của người con (được ghép cái mới). Câu chuyện của cái của quí đó cũng là sự xoay vòng, cái thứ là nguyên nhân tạo ra tội lỗi ở người cha sau đó lại được ghép vào cho người con và sau khi ghép vào nó lại tiếp tục gây ra tội lỗi còn kinh sợ hơn.
Loạn luân
Đây chính là thứ đáng nói nhất trong phim này. Một bi kịch không lối thoát, người mẹ muốn bù đắp về những gì mà mình đã gây ra cho con trai, đã quyết định phải “giải quyết” cho con trai mình, mang lại sự sung sướng mà nó không bao giờ có thể có nữa. Tất nhiên là vấn đề được đặt ra hơi phi lý về mặt sinh học, cái đó chỉ có thể có cảm hứng với người mẹ (của quí của người bố ghép vào) mà không có cảm hứng với cô nhân tình, mặc dù lúc nó còn “chính chủ” đã “ra vào” với cô nhân tình kia không biết bao nhiêu lần.
Điều đạo diễn muốn thể hiện ở đây chính là nỗi đau tột cùng, người mẹ vì muốn bù đắp đã bất chấp cả luân thường và đạo lý. Người con vì dục vọng cộng với một tâm hồn rách nát không phương hướng mà không thể chối từ. Người cha vì cảm giác hối lỗi, vì cảm giác mặc cảm tự ti (không còn cái đó nữa) mà bất lực nhìn chuyện đó xảy ra. Quả thật, cái cảnh loạn luân kia vừa kích thích vừa kinh tởm. Vâng, bạn không đọc nhầm đâu, nó mang cảm giác kích thích, xin đừng cho đó là lệch lạc hay gì đó, sâu trong bản chất con người luôn thấy thích thú khi có thể làm những việc mà không ai dám làm hay là không ai muốn làm (giết người cũng là một trong những việc như vậy, và nó cũng mang cảm giác kích thích). Tất nhiên, không phải cứ thích (hoặc là mang cảm giác thích) là làm, cái gì cũng có giới hạn nhưng một điều không thể phủ nhận là dù ta muốn hay không thì những chuyện vượt quá giới hạn hoặc trái với luân thường đạo lý nó vẫn cứ diễn ra.
Vậy thì với cái điều loạn luân trong phim này, nó muốn thể hiện điều gì. Cái nó muốn nói đến chính là sự chồng chéo về cảm xúc tiêu cực của những chủ thể khác nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt sẽ dẫn đến một hậu quả to lớn, vượt quá tầm khống chế của từng người. Và chỉ có một cách giải quyết cho điều này, hủy đi tác nhân gây tội lỗi, chính là dục vọng. Nhưng còn tồn tại, còn cảm xúc là còn dục vọng, vậy nên kết phim chính là cách giải quyết đơn giản nhất, ai cũng biết nhưng không phải ai cũng đủ can đảm làm.
Dục Vọng
Dục vọng (về mặt tình dục) trong phim này xuất hiện ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ nhân vật nào. Nó chính là tác nhân chính gây ra mọi chuyện, từ chuyện đơn giản đến những chuyện ghê sợ tiếp nối tiếp phía sau mà không gì có thể giữ nó lại được, mấy ai mà kềm chế được dục vọng của bản thân.
Một điều nữa là dục vọng nó không chỉ là cái thể hiện bên ngoài, nó ẩn sâu ở bên trong con người. Người con trai hay người bố và cả người đã hãm hiếp cô gái kia dù không còn cái đó nhưng dục vọng của họ vẫn không hề mất đi, họ vẫn muốn thỏa mãn dục vọng của mình. Đừng nghĩ đó là thấp hèn, đơn giản đó là bản năng không thể nào cưỡng lại được.
Chỉ cần có thế là đã nói lên những tình tiết li kỳ khiến người xem không thể nào cưỡng lại được ...
Vòng tròn tội lỗi (Trên cả kinh sợ)
- Trạng thái:
- HD - Vietsub
- Ki-Duk Kim
- Eun-Woo Lee, Young-Ju Seo, Jae-Hyeon Jo
- Phim Lẻ, Phim 18+, Phiêu Lưu, Hài Hước,
- Hàn Quốc,
- 89 phút
- 2013
- Sản xuất:
- Kim Ki-Duk Film
Đạo diễn:
Diễn viên:
Thể loại:
Quốc Gia:
Thời gian:
Năm phát hành:
Một bộ phim mới nhất của đạo diễn Kim Ki Duk và cũng là bộ phim gây sốc nhất của đạo diễn này từ trước đến nay. Ở đó, nó thể hiện nỗi đau, sự sợ hãi, tuyệt vọng, kinh sợ, kinh tởm, dục vọng, ăn năn, hối hận, lệch lạc … hầu như tất cả các cảm xúc tiêu cực mà còn người có thể có được. Và thậm chí, đa số người xem sẽ tắt ngay phim sau khi xem được 10 phút, vì nó quá gớm ghiếc.
Bộ phim bắt đầu bằng sự việc người cha ngoại tình, người mẹ phát hiện, điên cuồng trong cơn ghen, nửa đêm cầm dao thiến dương vật của người cha (cái này thì cũng không phải chuyện gì lạ), nhưng khi hành động thì bị phát hiện, không thực hiện được. Sự trả thù tăng cao lên đỉnh điểm khi người mẹ thay vì thiến người cha, lại quay qua thiến người con trai, một hành động chứng tỏ sự căm ghét tột độ với người chồng. Không chỉ có vậy, người mẹ còn bỏ vào miệng nhai luôn cái thứ mình vừa cắt ra đó. Xem tới đây liệu bạn có muốn xem tiếp nữa không nhỉ?
Ở bộ phim này, ta có thể nhận ra thủ pháp chính của đạo diễn đó chính là hiệu ứng vòng lặp. Mọi thứ đều được xoay vòng, cái đầu cắn vào cái đuôi, giống như hình ảnh của poster do chính tay đạo diễn vẽ, một con rắn quay đầu cắn chính cái đuôi của nó.
Vòng lặp nhân tình
Đây chính là điều trớ trêu, khi nhân tình của người cha, sau biến cố đó lại trở thành nhân tình của người con và người con lúc này đã bị thiến. Rồi sau đó lại trở thành nhân tình của kẻ đã hãm hiếp mình. Cuộc đời quả là thích trêu ngươi.
Một điều nữa không biết có phải là chủ ý của đạo diễn hay không mà vai diễn người mẹ và nhân tình đều do một người đóng (haiz, coi đến cuối mới phát hiện ra, do nhận thấy … bộ ngực đẹp giống nhau).
Vòng lặp “của quí”
Cảnh thiến trong phim xuất hiện đến 3 lần, lần đầu là người mẹ cắt của người con, sau đó người con lập mưu cho nhân tình thiến của kẻ hãm hiếp cô, rồi sau đó lại đến lượt người cha cầm dao định cắt của người con (được ghép cái mới). Câu chuyện của cái của quí đó cũng là sự xoay vòng, cái thứ là nguyên nhân tạo ra tội lỗi ở người cha sau đó lại được ghép vào cho người con và sau khi ghép vào nó lại tiếp tục gây ra tội lỗi còn kinh sợ hơn.
Loạn luân
Đây chính là thứ đáng nói nhất trong phim này. Một bi kịch không lối thoát, người mẹ muốn bù đắp về những gì mà mình đã gây ra cho con trai, đã quyết định phải “giải quyết” cho con trai mình, mang lại sự sung sướng mà nó không bao giờ có thể có nữa. Tất nhiên là vấn đề được đặt ra hơi phi lý về mặt sinh học, cái đó chỉ có thể có cảm hứng với người mẹ (của quí của người bố ghép vào) mà không có cảm hứng với cô nhân tình, mặc dù lúc nó còn “chính chủ” đã “ra vào” với cô nhân tình kia không biết bao nhiêu lần.
Điều đạo diễn muốn thể hiện ở đây chính là nỗi đau tột cùng, người mẹ vì muốn bù đắp đã bất chấp cả luân thường và đạo lý. Người con vì dục vọng cộng với một tâm hồn rách nát không phương hướng mà không thể chối từ. Người cha vì cảm giác hối lỗi, vì cảm giác mặc cảm tự ti (không còn cái đó nữa) mà bất lực nhìn chuyện đó xảy ra. Quả thật, cái cảnh loạn luân kia vừa kích thích vừa kinh tởm. Vâng, bạn không đọc nhầm đâu, nó mang cảm giác kích thích, xin đừng cho đó là lệch lạc hay gì đó, sâu trong bản chất con người luôn thấy thích thú khi có thể làm những việc mà không ai dám làm hay là không ai muốn làm (giết người cũng là một trong những việc như vậy, và nó cũng mang cảm giác kích thích). Tất nhiên, không phải cứ thích (hoặc là mang cảm giác thích) là làm, cái gì cũng có giới hạn nhưng một điều không thể phủ nhận là dù ta muốn hay không thì những chuyện vượt quá giới hạn hoặc trái với luân thường đạo lý nó vẫn cứ diễn ra.
Vậy thì với cái điều loạn luân trong phim này, nó muốn thể hiện điều gì. Cái nó muốn nói đến chính là sự chồng chéo về cảm xúc tiêu cực của những chủ thể khác nhau trong một hoàn cảnh đặc biệt sẽ dẫn đến một hậu quả to lớn, vượt quá tầm khống chế của từng người. Và chỉ có một cách giải quyết cho điều này, hủy đi tác nhân gây tội lỗi, chính là dục vọng. Nhưng còn tồn tại, còn cảm xúc là còn dục vọng, vậy nên kết phim chính là cách giải quyết đơn giản nhất, ai cũng biết nhưng không phải ai cũng đủ can đảm làm.
Dục Vọng
Dục vọng (về mặt tình dục) trong phim này xuất hiện ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ nhân vật nào. Nó chính là tác nhân chính gây ra mọi chuyện, từ chuyện đơn giản đến những chuyện ghê sợ tiếp nối tiếp phía sau mà không gì có thể giữ nó lại được, mấy ai mà kềm chế được dục vọng của bản thân.
Một điều nữa là dục vọng nó không chỉ là cái thể hiện bên ngoài, nó ẩn sâu ở bên trong con người. Người con trai hay người bố và cả người đã hãm hiếp cô gái kia dù không còn cái đó nhưng dục vọng của họ vẫn không hề mất đi, họ vẫn muốn thỏa mãn dục vọng của mình. Đừng nghĩ đó là thấp hèn, đơn giản đó là bản năng không thể nào cưỡng lại được.
Chỉ cần có thế là đã nói lên những tình tiết li kỳ khiến người xem không thể nào cưỡng lại được ...